Trong thời đại máy móc phát triển nhanh chóng và chủ nghĩa tiêu dùng đại chúng, chúng ta đã hy sinh bao nhiêu cho chất lượng? Trong quá khứ, đồ vật được tạo ra từ niềm yêu thích với nghề thủ công. Ngày nay, hiếm khi tìm được những tác phẩm được quan tâm và đánh giá cao như cách đây nhiều năm.
PHẦN I
Liệu thời đại của nghề thủ công đã kết thúc hay liệu loại hình nghệ thuật được gọi là “cổ xưa” này có thể “ngược dòng” để trở lại? Nghề thủ công quan trọng như thế nào và chúng ta có nên cố gắng cứu nó không? Các nhà thiết kế và chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế nội thất cho chúng tôi biết nhiều về quan điểm của họ.
Giám đốc của Xây dựng Á Đông, Chị Kiều Thị Luận cho biết: “Là con của một thợ thủ công, tôi đã nuôi dưỡng niềm đam mê sâu sắc với nghề này và cố gắng biến nó thành trái tim và tâm hồn của Xây dựng Á Đông."
“Những người thợ thủ công thực sự yêu thích những gì họ làm và tự hào về việc luôn đạt được sự hoàn hảo bằng những kỹ năng được rèn dũa qua một quá trình nhiều năm ròng. Họ được cho là những người lưu giữ và phát triển các truyền thống bằng cách truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Những nghệ nhân tạo ra những thứ có chất lượng tuyệt vời, được chế tạo để tồn tại lâu dài, từ những vật liệu được lựa chọn cẩn thận, thể hiện trải nghiệm cuộc sống và mang đến cho những món đồ này có đặc tính đỉnh cao.” Chị nói thêm.
Chị lập luận rằng trái ngược với những gì hầu hết mọi người tin tưởng, những người thợ thủ công thực sự là những người sẽ thúc đẩy chúng ta tiến lên về mặt chất lượng và cả sự đổi mới: “Họ là những người quan tâm nhất đến việc làm cho mọi thứ tồn tại qua nhiều thế hệ, với tác động tối thiểu đến môi trường mà vẫn chắc chắn, bền và đẹp.”
“Các nhà thiết kế cùng với những người thợ thủ công đáng tin cậy của họ là những người thúc đẩy sự đổi mới dựa trên những vật liệu mới, thiết kế mới và kỹ thuật chế tác được cập nhật liên tục.”
Nhà thiết kế nội thất Kiều Quang Lượng cũng tin rắng chất lượng tốt và sự khéo léo luôn đi đôi với nhau và sẽ luôn mang lại kết quả vượt trội.
“Tay nghề thủ công luôn gắn liền với chất lượng và tầm quan trọng của nó nằm ở đây.” Tuy nhiên, anh nói rằng: “Cá nhân tôi tin rằng nghề thủ công ngày càng được đánh giá cao hơn trong các thương hiệu tiêu dùng cao cấp, nó được coi là một thứ lâu đời và chỉ gắn liền với đồ cổ điển.”
Nhà thiết kế Hoàng Vĩnh Tuấn đồng ý rằng trong bất kể các phương pháp sản xuất phổ biến nào ở thời đại chúng ta, nghề thủ công vẫn phải giữ một vị trí quan trọng trong thiết kế.
“Tôi tin rằng, có một yếu tố bền vững để duy trì nghề thủ công. Thứ gì đó được thiết kế tốt, chế tạo thủ công sẽ đứng vững trước thử thách của thời gian, đảm bảo sự sang trọng vượt thời gian của một sản phẩm hoặc một món đồ nội thất.”
Anh Lượng, người đam mê các yếu tố thủ công trong các món đồ nội thất yêu thích của mình, cho biết: “Nghề thủ công bị coi là một lối sống lỗi thời và mọi người cố gắng rời xa nó. Nhưng tôi tin rằng các nhà thiết kế và những người sáng tạo đã bắt đầu nhận ra giá trị của tay nghề khi nói đến những sản phẩm với chất lượng tuyệt vời.”
Anh nói thêm rằng ở khu vực Đông Nam Á, “một số nghề thủ công được coi là lâu đời như dệt, thêu,… Thực tế là những nghề này được coi là sắp lụi tàn. Cho đến gần đây, khi một số sáng kiến được tìm thấy nhằm bảo tồn chúng. Vai trò của những nhà thiết kế như chúng tôi là phải mang những sản phẩm thủ công này trở lại và tích hợp chúng vào quy trình ngày nay.”
Anh Tuấn đồng ý với anh Lượng, anh nhận thấy còn thiếu mối liên hệ giữa nghệ nhân và nhà thiết kế trong khu vực, đồng thời nói thêm rằng cần phải tập trung nhiều hơn vào nghề thủ công.
“Đông Nam Á có nhiều nghề thủ công bản địa cần được thúc đẩy trong nền sản xuất hiện đại. Những kỹ năng này nên được tôn vinh thay vì bị lấn át bởi các kỹ thuật sản xuất hàng loạt.” anh Tuấn nói.
Anh Lượng giải thích rằng, những thách thức chính mà nghề thủ công trong khu vực phải đối mặt là sự không quan tâm của các nhà thiết kế trẻ trong việc giúp giới thiệu quy trình và sản xuất của các thợ thủ công trên thị trường hiện tại.
Anh nói thêm: “Thế hệ trẻ cũng không có hứng thú học các nghề thủ công và kế thừa nó từ các thế hệ cũ và điều này tạo ra rủi ro lớn cho sự tồn tại của nghề.”
Chị Luận đề cập rằng: “Có cơ hội lớn để phát triển năng lực sản xuất trong khu vực vì nó giúp đa dạng hóa nguồn việc làm và doanh thu cho các quốc gia. Tuy nhiên, tại thời điểm này, khu vực này thiếu năng lực chuyên môn, hoặc thợ thủ công có trình độ để sản xuất đồ nội thất hoặc công nghệ cao cấp.”
Tuy nhiên, chị Luận lưu ý rằng: “Điều này sẽ được giải quyết trong tương lai gần bởi các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học địa phương.”
Mặc dù vẫn giữ quan điểm lạc quan về những gì tương lai có thể mang lại cho các thợ thủ công trong khu vực, nhưng chị vẫn tin rằng thách thức chính mà khu vực phải đổi mặt nằm ở chính những người thợ thủ công trong khu vực.
“Nhìn chung, những người thợ thủ công ở đây thiếu danh tiếng. Phải mất rất nhiều thời gian để gây dựng những điều đó, đồng thời, khu vực này còn khá non trẻ về khả năng chế tạo cũng như thiết kế.”
Chị nói thêm: “Hơn nữa, việc tiếp cận nguyên liệu rất khó khăn vì mọi thứ đều phải nhập khẩu.”
“Ngoài ra, rất khó tìm được xưởng có máy móc được lập trình với công nghệ mới nhất để tạo nguyên mẫu. Cuối cùng, khách hàng thường không chấp nhận mất thời gian chờ đợi thiết kế và xây dựng.”
Mặt khác, anh Tuấn nhấn mạnh rằng: “Tôi tin rằng gần đây, khi cuộc sống của con người ngày càng nhanh, đến mức họ yêu cầu một câu trả lời ngay lập tức cho nhu cầu thiết kế sản phẩm của mình, thứ mà họ gọi là thiết kế hiện đại.”
Anh ấy tin rằng: "Mọi người giờ đây đã nhận ra và từng bước gần như đi ngược lại với lối sống hiện đại, nhịp độ nhanh, họ dành thời gian để tận hưởng và đánh giá cao giá trị mà một tác phẩm thiết kế thực sự có thể mang lại.”